Trầm cảm vắng mẹ

Ngày nay, guồng xoay công việc khiến nhiều cặp cha mẹ không có thời gian để ở bên con cái mà phải nhờ ông bà, người giúp việc,… chăm sóc. Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ gây ảnh hưởng lớn đến tình cảm mẹ con. Thêm vào đó, công nghệ ngày càng phát triển, trẻ được tiếp xúc nhiều với ti vi, các trò chơi điện tử,… thay vì các trò chơi phát triển trí tuệ, việc này cũng gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Sự trầm cảm vắng mẹ này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, cảm xúc của trẻ, nhiều trường hợp kéo dài đến tuổi vị thành niên và trưởng thành.

Cách giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới trẻ

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia mới tiết lộ, tỷ lệ trầm cảm và lo âu ở những người trưởng thành có tuổi thơ bị lạm dụng hoặc không được yêu thương tăng gấp đôi.

Theo Tân hoa xã, nghiên cứu được thực hiện bởi Viện nghiên cứu gia đình Australia với sự tham gia của một nghìn bạn trẻ từ 23 đến 24 tuổi. Qua đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy mối liên hệ rõ ràng giữa kỹ năng làm cha mẹ tốt và các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Nếu cha mẹ có kỹ năng nuôi nấng con cái tốt thì đó sẽ là bước đệm giúp trẻ phát triển sức khỏe tâm thần theo hướng có lợi.

“Trẻ lớn lên trong những gia đình luôn nhận được sự ủng hộ, động viên từ cha mẹ sẽ có tính tự lập cao, có năng lực đối phó với những áp lực của xã hội, tin tưởng và khoan dung với những người khác và trên tất cả tin vào chính quyền, như cảnh sát hay chính phủ”, Diana Smart, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết.

Cũng theo nghiên cứu này, gần một phần tư số người được hỏi cho biết từng chịu một hoặc nhiều hình thức lạm dụng khi còn nhỏ. Đặc biệt, có đến 17% người cho biết từng bị ngược đãi về tình cảm, một tỷ lệ khá cao.

Ngoài ra, 18% người có tuổi thơ sống trong nghèo khó và 12% lớn lên mà cha hoặc mẹ có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc lạm dụng thuốc.

Nghiên cứu cũng cho thấy, 30% số người được hỏi từng bị trầm cảm khi trưởng thành vì không được gia đình yêu thương khi còn nhỏ. Tỷ lệ này với những trẻ được cha mẹ quan tâm chỉ là 12%.

Nghiên cứu cho thấy sự phát triển của trẻ về sau dựa vào tình yêu, sự khuyến khích của cha mẹ khi còn nhỏ.

trầm cảm vắng mẹ ở trẻ

“Trầm cảm vắng mẹ” ở trẻ em

Trẻ M.V. 12 tuổi, ở thành phố Hồ Chí Minh; Nhập viện Nhi Đồng 1 nhiều lần vì nôn mửa; Chán ăn; Suy kiệt với cân nặng 15kg và chiều cao 125 cm. Trẻ chỉ thích chơi một mình với chăn mền, chứ không chơi với em gái song sinh và đồ chơi.

Từ 2 tuổi, trẻ bắt đầu ói sau khi cha mẹ ly dị nhau. Trong khi mẹ đi làm ở TP Hồ Chí Minh, có lúc trẻ được ở bên nhà nội ở Vũng Tàu, có lúc ở bên nhà ngoại ở Đồng Nai. Trung bình, từ lúc trẻ được 2 tuổi đến nay; Trẻ nằm viện khoảng 6 tháng mỗi năm vì nôn ói và chán ăn dẫn đến tình trạng suy kiệt.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trong những năm đầu đời có yếu tố quyết định trong cả cuộc đời của trẻ. Ở lần nhập viện thứ 6 trong vòng 1 năm; Trẻ được giới thiệu đến đơn vị Tâm lý sau khi các bác sĩ đã kiểm tra sức khỏe toàn diện.Tuy nhiên, không tìm ra nguyên nhân gây ói mửa và chán ăn của trẻ. Trẻ có vẻ thờ ơ; Không thích giao tiếp; Khó ngủ; Chỉ muốn ăn khi được đặt ống thông mũi dạ dày. Sau khi cảm thấy an tâm, trẻ bắt đầu trả lời với một giọng rất nhỏ các câu hỏi của bác sĩ tâm lý. Trong các thực phẩm, trẻ chỉ thích ăn cơm gà và bánh mì với cá hộp.

Mỗi khi được xuất viện, trở về môi trường gia đình không an toàn, thiếu tình thương; Với sự xung đột giữa hai gia đình nội ngoại, trẻ lại ói và từ chối ăn nên phải nhập viện. Khi vào viện, trẻ cảm thấy an tâm hơn. Nhất là khi được các chuyên viên tâm lý nâng đỡ tinh thần và lắng nghe cuộc đời đau khổ; Thiếu tình thương của trẻ. Sau khi đã ăn được , trẻ muốn ra viện và đồng ý trở lại tái khám tâm lý.

Thế nào là rối loạn gắn bó (trầm cảm vắng mẹ) ở trẻ em?

Đây là một rối loạn tâm thần được bác sĩ René Spitz mô tả lần đầu tiên năm 1946 với tên là trầm cảm vắng mẹ (anaclitic depression) xảy ra ở trẻ nhỏ khi vắng mẹ quá 3 tháng trong thời gian từ 6 đến 12 tháng tuổi. Sự vắng mẹ này gây những triệu chứng thể chất và tâm lý cho trẻ như:

Tự cô lập

Tránh tiếp xúc với xã hội

Sụt cân

Khó ngủ

Từ chối ăn

Chậm phát triển tâm vận động

Dễ bị nhiễm khuẩn

Tự kích thích bằng những hành vi rập khuôn và có ánh nhìn xa xăm

Hội chứng này thường được gặp ở trẻ mồ côi hoặc trẻ bị cách ly khỏi cha mẹ.

Sau BS René Spitz; Nhà phân tâm John Bowlby tiếp tục nghiên cứu và đề cập đến rối loạn gắn bó ở trẻ nhỏ bị tách rời khỏi mẹ quá sớm; Ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý cảm xúc của trẻ; Và có thể kéo dài đến tuổi vị thành niên và người lớn.

Làm thế nào để trẻ không bị trầm cảm vắng mẹ?

Trong bối cảnh gia đình Việt Nam đang có nhiều thay đổi (gia đình ly dị; Cha mẹ đi làm việc xa; Gởi con cho ông bà nuôi); Trẻ bị thiệt thòi vì thiếu sự âu yếm; Vuốt ve; Nâng đỡ của cha mẹ. Trong mọi hoàn cảnh, trẻ cần được sự chăm sóc, vỗ về của gia đình. Đặc biệt, không ai có thể thay thế được cha mẹ để tỏ tình thương đối với trẻ.

Trong trường hợp bệnh nhân được nêu trên, điều lạ là trẻ thích ở bệnh viện hơn ở nhà; Vì môi trường bệnh viện mang lại sự an toàn cho trẻ. Hơn nữa, khi trẻ nằm viện; Các thành viên trong gia đình đến thăm trẻ. Mối quan hệ giữa hai bên nội ngoại đã đỡ căng thẳng hơn.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ trong những năm đầu đời có yếu tố quyết định trong cuộc đời của trẻ. Trên hết mọi thực phẩm giàu chất dinh dưỡng; Thực phẩm tâm lý mà trẻ luôn cần; chính là TÌNH THƯƠNG của cha mẹ được thể hiện qua ánh mắt; Giọng nói; Cử chỉ vỗ về, âu yếm, ân cần chăm sóc. Nhất là trong những lúc trẻ phải trải qua cơn bệnh gây đau đớn thể xác và cô đơn tâm hồn.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu; Chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here