Ở Việt Nam, phần lớn các bậc phụ huynh thường chỉ quan tâm đến việc giáo dục các kiến thức cho con tại trường học. Mà quên đi mất một yếu tố rất quan trọng trong nuôi dạy con, đó là giáo dục kỹ năng sống. Việc giáo dục kỹ năng sống cho con ngay từ khi còn nhỏ là một yếu tố quan trọng tạo bước đệm cho con bước ra xã hội sau này.
1. Kỹ năng sống là gì?
Để hiểu được tầm quan trọng của việc học kỹ năng sống. Trước tiên cha mẹ cần hiểu kỹ năng sống là gì?
Theo WHO, Kỹ năng sống là “khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.
Có thể hiểu, kỹ năng sống chính là khả năng nhận thức của bản thân, biết làm chủ cảm xúc, có thể ứng biến trong nhiều môi trường hoàn cảnh sống khác nhau. Từ đó tích lũy kinh nghiệm tạo thành nội lực để thành công và hạnh phúc trong tương lai. Vì vậy mà giáo dục kỹ năng sống cho con là rất cần thiết.
2. Trẻ em ngày nay ngày càng thiếu kỹ năng sống
Có một thực tế, trẻ em hiện nay ngày càng thiếu hụt các kỹ năng sống. Đặc biệt là trẻ em ở thành thị.
Sở dĩ có hiện tượng này là vì môi trường tiếp xúc của các con bị thu hẹp lại. Bố mẹ quá chiều chuộng và luôn luôn thay con làm mọi thứ. Cha mẹ quên mất là phải giáo dục kỹ năng sống cho con. Có những em học lên lớp 11, 12 bố mẹ vẫn đưa đón tận nơi. Thậm chí, em không thể tự đi về nếu không có bố mẹ. Dù về mặt vật chất, điều kiện con không thiếu thứ gì. Nhưng môi trường, và phạm vi tiếp xúc xã hội bị hạn chế.
Ngoài ra ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển. Trẻ có thể cả ngày chỉ ngồi ôm chiếc điện thoại. Cha mẹ lại quá bận rộn, điều này có thể khiến sự liên kết chia sẻ gia đình ngày càng lỏng lẻo. Có rất nhiều bé trên trang cá nhân nói rất nhiều. Nhưng khi ra thực tế lại không biết nói gì khi gặp người lạ, không biết các bắt chuyện.
Một nguyên nhân nữa khiến cho trẻ ngày càng yếu kỹ năng sống. Đó là do gia đình chưa chú trọng đến giáo dục kỹ năng sống cho con. Bố mẹ thường chỉ quan tâm đến việc con đi học ở trường thành tích như thế nào, điểm có cao không, con xếp hạng mấy.
Ngay cả ở trường, các kiến thức các con được học cũng chỉ xoay quanh các môn học. Trường học thiếu sự giáo dục kỹ năng sống. Thiếu môi trường giao lưu, gánh nặng học tập khiến các con căng thẳng và ngày càng yếu các kỹ năng.
3. Vai trò của giáo dục kỹ năng sống
Kỹ năng sống được hình thành theo nhiều cách khác nhau, tùy vào môi trường sống và giáo dục… Giáo dục kỹ năng sống, đó là những hoạt động tích cực. Hướng vào những hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ với mục đích giúp trẻ có thể ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ bản thân. Ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả. Nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống là việc làm vô cùng rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ. Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện.
– Về thể chất:
giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ tăng cường thể chất, sự kiên trì, bền bỉ, tháo vát. Thông qua các bài học và các hoạt động vận động trong quá trình dạy kỹ năng sống.Trẻ sẽ được rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo, kiên trì. Giúp cho trẻ nhanh thích ứng với các điều kiện sống thay đổi.
– Về tình cảm:
Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết lắng nghe, chia sẻ, sống có trách nhiệm, biết yêu thương, biết ơn công lao của cha mẹ.
– Về giao tiếp-ngôn ngữ:
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ tự tin, giao tiếp hiệu quả, đặc biệt rèn luyện cho trẻ biết lắng nghe, nói chuyện lễ phép, hòa nhã.
– Về nhận thức:
Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ có một nền tảng kiến thức, hiểu biết, khám phá. Từ đó xây dựng cho trẻ niềm đam mê học tập suốt đời.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 091 298 693
Website:tamlyachau.vn Mail: tamlyachau@gmail.com
Nguồn: tamlyachau.vn