Hầu hết trẻ từ khi sinh ra đều có khả năng giao tiếp tình cảm và ngôn ngữ bẩm sinh. Trẻ học ngôn ngữ thông qua việc bắt trước ngôn ngữ của người lớn. Giai đoạn từ ba tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết hóng chuyện và ê a phát âm thanh quản như nói chuyện, đến mười hai tháng tuổi, trẻ đã có ý thức và biết nói những từ đơn đầu tiên và tương đối hoàn thiện ngôn ngữ ở năm thứ ba của cuộc đời.
Vậy tại sao có những trẻ chậm nói hơn những trẻ khác?
Nguyên nhân chậm nói ở trẻ
Theo các nhà khoa học, phát triển ngôn ngữ ở trẻ bao gồm hai thành tố: Phát triển khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và việc phát âm, đưa ra sản phẩm âm thanh, lời nói của mình. Việc trẻ chậm nói có thể liên quan đến một trong hai thành tố hoặc cả hai thành tố trên.
Nguyên nhân thứ nhất
Trẻ chậm nói có thể là một phần của một rối loạn khác, ví dụ chậm phát triển trí não mức độ nhẹ.
Nguyên nhân thứ hai
Trẻ chậm nói có thể do tổn thương thính giác mức độ nặng hoặc nhẹ. Thực tế cho thấy, khi khả năng nghe của trẻ có vấn đề. Sẽ dẫn đến trẻ không thể phát hiện, hiểu được ngôn ngữ của những người xung quanh. Ảnh hưởng đến việc bắt bước để hình thành ngôn ngữ ở trẻ. Vì vậy, khi phát hiện trẻ chậm nói, phản ứng với âm thanh kém. Cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa tai – mũi – họng để kiểm tra thính lực của trẻ.
Nguyên nhân thứ ba
Do sự phát triển chung ở trẻ, những trẻ sinh thiếu tháng. Hoặc yếu còi, thấp bé nhẹ cân hơn những trẻ cùng trang lứa có thể chậm nói hơn các bạn. Cũng có thể trẻ phát triển ngôn ngữ hoàn toàn đúng lứa tuổi, nhưng so với các bạn cùng tuổi trẻ chậm nói hơn.
Nói tóm lại, sự phát triển về sinh lý, cơ thể chậm hơn các bạn có thể là nguyên nhân dẫn đến tật chậm nói ở trẻ. Khi đó, cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ hợp lý, để trẻ phát triển cơ thể đúng giai đoạn lưa tuổi.
Nguyên nhân thứ tư
Việc chậm nói ở trẻ có thể do nguyên nhân di truyền từ bố hoặc mẹ. Trẻ chậm nói hơn các bạn cùng lứa tuổi một vài tháng là điều hoàn toàn có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào. Tuy nhiên, nếu sau ba tuổi trẻ vẫn không nói được thì có thể loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân di truyền.
Nguyên nhân thứ năm
Hội chứng Mowgli (người rừng) hay việc bỏ mặc không dạy dỗ. Điều này thường xảy ra với các trẻ sống trong gia đình ít có sự giao tiếp giữa các thành viên, trẻ ít có cơ hội phát triển ngôn ngữ.
Nguyên nhân thứ sáu
Trẻ phát triển bình thường về thể chất, được đáp ứng đầy đủ về mặt tinh thần nhưng lại sống trong môi trường không có nhu cầu ngôn ngữ. Khi đó, gia đình coi trẻ là trung tâm và đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ. Hiện tượng này cũng xảy ra khi trẻ ở với mẹ và suốt ngày quanh quẩn trong nhà. Khi đó, trẻ sống trong môi trường ít giao tiếp bằng ngôn ngữ vì mẹ có thể hiểu mọi mong muốn của bé khi chưa cần nói. Dẫn đến trẻ thường ít nói, hoặc không cần nói.
Thực tế cho thấy những trẻ này tiền sử có thể bị tai biến khi sinh, hoặc bị bệnh não khi còn trong bụng mẹ, hoặc bị hội chứng tăng huyết áp hoặc mắc một chứng bệnh nào đó khác.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội
Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn
Mail: tamlyachau@gmail.com