8 cách để rèn luyện tinh thần tự giác cho trẻ

Mặc dù tinh thần tự giác là một trong sau kỹ năng quan trọng trong cuộc đời. Mà cha mẹ cần dạy trẻ, nhưng điều đó có vẻ như không được chú ý tới. Có rất nhiều lý do tại sao trẻ cần học cách tự giác. Đó là một kỹ năng tuyệt vời giúp trẻ rất nhiều trong cuộc sống sau này. Dạy trẻ tự giác là một quá trình tiếp diễn trong suốt cuộc đời của trẻ. Và có một số cách để cha mẹ có thể thúc đẩy các kỹ năng này.

1. Tạo môi trường ổn định giúp trẻ rèn luyện tinh thần tự giác

Trẻ cần ổn định và các công việc thường lệ để trẻ có thể tự giác. Thiết lập các nguyên tắc trong gia đình. Và gắn các hậu quả kèm theo khi trẻ phá vỡ các nguyên tắc đó. Điều này sẽ dạy trẻ biết trẻ mong đợi gì và trẻ sẽ biết cách đưa ra những lựa chọn lành mạnh.

tinh thần tự giác
tinh thần tự giác

Tạo ra một thời khóa biểu giống nhau mỗi ngày. Trẻ cần có một thời gian biểu buổi sáng. Bao gồm ăn sáng, chải đầu, đánh răng và mặc quần áo. Tạo ra một thời gian biểu sau giờ học. Để dạy trẻ biết chia thời gian cho việc nhà, bài tập về nhà và các hoạt động khác. Ngoài ra, điều quan trọng là bạn cần có thời gian đi ngủ. Để dạy trẻ tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi đầy đủ.

2. Giáo dục

Trẻ cần biết cách đưa tự đưa ra những quyết đình lành mạnh. Khi giúp trẻ học cách đưa ra lựa chọn tốt. Cách tiếp cận quyết đoán có thể là cách kỷ luật tốt nhất bởi điều đó sẽ giúp trẻ hiểu lý do của các quy tắc.

tinh thần tự giác
tinh thần tự giác

Thay vì chỉ nói với con rằng “Con cần làm bài tập khi đi học về”. Thì bạn có thể giải thích đơn giản cho quy định này. “Chọn làm bài tập về nhà trước khi chơi là một quyết định tốt, vì đó như một phần thưởng cho công việc của con.” Điều đó sẽ giúp trẻ hiểu lý do tại sao đó là lựa chọn tốt. Thay vì nghĩ “Mình phải làm bài tập về nhà trước bữa tối bởi vì mẹ bắt mình phải làm”.

Tưởng tượng tình huống có thể là một cách tốt để dạy trẻ tính tự giác. Nhận biết những vấn đề cụ thể mà trẻ đang phải đối mặt. Và thảo luận những cách khác nhau để giải quyết các vấn đề đó. Với trẻ nhỏ, bạn có thể tưởng tượng ra cách phản ứng nếu như có bạn khác giật đồ chơi. Gọi trẻ bằng biệt danh nào đó hay xô đẩy trẻ.

Với trẻ lớn hơn, tưởng tượng ra cách chống lại áp lực từ bạn bè. Hoặc phải làm gì trong những tình huống không an toàn. Tưởng tượng trước tình huống có thể giúp trẻ chuẩn bị tốt hơn. Và có thể ngăn chặn trẻ khỏi những phản ứng bốc đồng.

3. Dùng các hậu quả phù hợp

Đôi khi, trẻ cần đối mặt với các hậu quả tự nhiên. Trẻ thường quên vở bài tập ở nhà mỗi khi đến lớp. Sẽ không học được cách chuẩn bị đồ của mình mỗi ngày. Nếu như mẹ sẽ mang vở tới lớp cho trẻ mỗi khi quên. Thay vì vậy, trẻ cần đối mặt với hậu quả kèm theo việc này từ cô giáo.

Đôi khi, trẻ cần trải nghiệm các hậu quả logic. Khi trẻ chơi quá thô bạo với máy tính của mẹ thì bạn có thể tước đặc quyền chơi game trên máy tính. Hoặc khi trẻ có vấn đề về việc ngủ dậy đúng giờ vào mỗi sáng thì trẻ cần phải đi ngủ sớm hơn mỗi tối.

Khi cha mẹ tập trung vào tinh thần tự giác. Thì điều quan trọng là cần tránh tranh giành quyền lực. Không cố gắng bắt buộc trẻ làm thứ gì đó chỉ bởi vì điều đó không dạy trẻ tính tự giác. Thay vì vậy, cần rõ ràng với con những hậu quả kèm theo là gì và cho trẻ có cơ hội lựa chọn. Trẻ cần học cách đưa ra các quyết định tốt cho bản thân qua việc đánh giá các hậu quả kèm theo.

4. Hình thành hành vi từng bước tại một thời điểm

Hình thành tính tự giác là một quá trình cần nhiều năm để trau dồi và hoàn thiện. Dùng các cách kỷ luật phù hợp vưới lứa tuổi để hình thành hành vi từng bước tại một thời điểm. Thay vì mong đợi một đứa trẻ 6 tuổi. Ngay lập tực có thể làm toàn bộ các công việc buổi sáng mà không cần nhắc nhở. Thì bạn hãy dùng một bảng minh họa trên tường để vẽ ai đó đang chải tóc. Đánh răng và mặc quần áo.

Thậm chí bạn có thể dán chính ảnh của con bạn đang làm những việc này và tạo ra một bảng minh họa của riêng mình. Khi cần thiết, bạn có thể nhắc con bạn nhìn vào bảng minh họa đó cho tới khi trẻ có thể nhìn vào bảng đó và tự làm những việc đó. Thậm chí, trẻ có thể ít phải nhắc nhở hơn và không cần tới bảng minh họa công việc nữa khi trẻ đã tự giác hơn.

5. Khen ngợi

Chú ý tích cực tới trẻ và khen ngợi khi trẻ tự giác. Nếu trẻ cần sự giúp đỡ thay vì đánh em, bạn có thể nói: “Con thực sự đã có một quyết định tốt khi yêu cầu trợ giúp”. Đôi khi hành vi tốt được chú ý. Và khen ngợi trẻ để đưa ra quyết định tốt sẽ tăng khả năng trẻ lặp đi lặp lại hành vi này.

tinh thần tự giác
tinh thần tự giác

Khen ngợi trẻ khi trẻ làm việc gì đó mà không cần nhắc nhở. Bạn có thể nói “Con tự làm bài tập về nhà mà không cần mẹ nhắc rất tuyệt!”. Hoặc “Mẹ rất tự hào khi con tự giác dọn phòng ngày hôm nay”. Thậm chí bạn có thể nói “Dọn bát vào bồn rửa sau khi ăn xong là một lựa chọn tốt” cũng có thể là cách tốt để quyết khích trẻ tiếp tục lặp lại.

6. Dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề

Dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề và cùng nhau làm việc. Để giải quyết những vấn đề cụ thể có liên quan đến tinh thần tự giác. Đôi khi, hỏi xem xem điều gì mà trẻ cho là hữu ích. Sẽ là một kinh nghiệm để cho các giải pháp sáng tạo.

Đôi khi có những giải pháp dễ cho các vấn đề. Trẻ khó khăn trong việc mặc quần áo, đúng giờ đi học. Thì có thể cần lựa chọn quần áo từ tối hôm trước. Hoặc có thể đặt chuông đồng hồ trước 5 phút có thể giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ.

Các vấn đề phức tạp hơn cần một chuỗi những can thiệp thử/sai. Trẻ ở tuổi teen không làm bài tập về nhà. Có thể cần những thay đổi khác trước khi trẻ có động lực hơn với việc tự làm bài tập về nhà. Tước bỏ một đặc quyền. Nếu điều đó không hiệu quả. Thì bạn thử cho trẻ ở lại trường sau giờ học. Để xem liệu trẻ có làm bài tập trước khi về nhà. Đưa ra các giải pháp khác nhau. Cho tới khi bạn tìm được một giải pháp hiệu quả giúp trẻ tham gia vào quá trình thực hiện.

7. Làm gương về tính tự giác

Trẻ có thể học hỏi qua việc quan sát những gì bạn làm. Nếu trẻ thấy bạn trì hoãn hay chọn xem tivi thay vì rửa bát đĩa. Trẻ sẽ bắt chước thói quen của bạn. Làm gương cho trẻ bằng cách chỉ cho trẻ cách hoàn thành nhiệm vụ. Kiểm soát cơn giận và đưa ra những lựa chọn tốt.

8. Phần thưởng

Một hệ thống khen thưởng có thể là cách để giải quyết các vấn đề cụ thể. Trên tinh thần tự giác. Trẻ ở tuổi mẫu giáo (3-4 tuổi) khó khăn trong việc đi ngủ. Thì có thể sẽ có động lực hơn với bảng dán sticker. Trẻ lớn hông không làm tập về nhà đúng giờ và không làm việc nhà thì có thể sẽ có động lực hơn với hệ thống khen thưởng bằng thẻ.

Hệ thống khen thưởng sử dụng trong thời gian ngắn hạn. Bạn có thể bỏ đi khi trẻ làm chủ được các kỹ năng này. Có nhiều phần trưởng không phải mua và bạn có thể sự dụng các đặc quyền. Thời gian sử dụng thiết bị điện tử để thúc đẩy trẻ hành xử có tinh thần trách nhiệm.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here