Trẻ Tăng động và Hiếu động khác nhau chỗ nào?

Có rất nhiều phụ huynh không phân biệt đâu là Tăng động và đâu là Hiếu động. Dẫn đến việc nhầm lẫn khi đánh giá một số biểu hiện hành vi ở trẻ. Thậm trí làm ảnh hưởng tới việc đánh giá can thiệp tâm lý cho trẻ. Trong nội dung của bài viết này Tâm lý Á Châu sẽ giúp cho quý phụ huynh trẻ lời được câu hỏi Tăng động và Hiếu động khác nhau chỗ nào?

Thế nào là Tăng động và Hiếu động

sự khác nhau giữa trẻ Tăng động và Hiếu động
sự khác nhau giữa trẻ Tăng động và Hiếu động

Tăng động

Tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp nhất ở trẻ em. Trong khi đó số nam nhiều gấp 3 lần nữ. Đó là những hành vi hiếu động thái quá như bồn chồn, vặn vẹo. Hay chạy nhảy leo trèo, không thể ngồi yên, hoặc nói quá nhiều. Trẻ vội trả lời trước khi chấm dứt câu hỏi, không kiên nhẫn chờ đến lượt mình, ngắt lời, quấy nhiễu người khác.

Hiếu động

Hành vi hiếu động có thể đơn thuần và hoặc đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý, ví dụ lỗi bất cẩn, không lắng nghe, duy trì chú ý kém, không theo hướng dẫn, chần chừ, xao lãng, mất đồ vật, hay quên.

Dấu hiệu nhận biết sự khác nhau của Tăng động và Hiếu động:

  • Trẻ Tăng động giảm chú ý

tre-tang-dong-giam-chu-y
tre-tang-dong-giam-chu-y

+ Hoạt động liên tục ở mọi nơi

+ Không tập trung chú ý trong mọi hoạt động

+ Dễ kích thích với âm thanh

+ Chậm nhận thức với ngôn ngữ

+ Rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu

+ Độ tuổi phát hiện: 4 tuổi

  • Dấu hiệu nhận biết trẻ Hiếu động:

+ Chỉ hoạt động liên tục ở nơi quen thuộc

+ Cái gì thích sẽ rất tập trung

+ Không bị kích thích bởi tiếng ồn xung quanh

+ Không chậm phát triển ngôn ngữ hay trí tuệ

+ Không rối loạn giấc ngủ

+ Độ tuổi phát hiện sớm: Từ khi biết đi

Với những dấu hiệu nhận biết nếu trên, đã không những giúp cha mẹ phân biệt được đâu là Tăng động và Hiếu động. Vậy câu hỏi tiếp theo mà chúng ta phải bàn tới đó chính là: Làm gì khi phát hiện trẻ Tăng động và hiếu động?

3. Những điều bố mẹ nên làm khi phát hiện trẻ Tăng động giảm chú ý:

+ Khám để được chẩn đoán chính xác

+ Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

+ Kết hợp tập tâm vận động (tâm lý)

+ Chế độ ăn giảm đường, động vật

+ Thưởng/phạt hợp lý để thay đổi hành vi ở trẻ

+ Chia nhỏ nhiệm vụ để trẻ dễ hoàn thành hơn

Với trẻ Tăng động giảm chú ý cha mẹ có thể thực hiện một số hoạt động nêu trên. Vậy với trẻ Hiếu động cha mẹ cần làm gì?

4. Những điều bố mẹ nên làm khi phát hiện trẻ Hiếu động:

tre-hieu-dong
tre-hieu-dong

+ Đặt ra các giới hạn. Ví dụ như: Không sờ vào ổ điện; Không đánh người khác; Tự thu dọn đồ chơi…

+ Chơi các trò chơi vận động tinh để tập trung tốt hơn

+ Khen/phạt hợp lý: Bắt trẻ đứng yên vài phút, tay giơ lên trời; tự dọn đồ chơi mình ném…

Trẻ mắc ADHD được chia theo 3 loại là rối loạn phối hợp tăng động và giảm chú ý; rối loạn trội về giảm chú ý; rối loạn trội về tăng động/ xungđộng. Trẻ ở dạng kém chú ý có tỷ lệ thấp hơn so với dạng rối loạn phối hợp vừa tăng động/ xung động và giảm chú ý.

Các chuyên gia khuyên khi trẻ có nhiều hơn 6 triệu chứng ở mỗi nhóm với thời gian kéo dài trên 6 tháng, thể hiện ở ít nhất hai môi trường trong và ngoài gia đình (như trường học, xã hội), phụ huynh hãy đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa nhi để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất.

Nếu phát hiện sớm và kiểm soát tốt rối loạn hành vi này, hoàn toàn có thể cải thiện các chức năng xã hội và học tập của trẻ, giúp thúc đẩy sự phát triển bình thường các kỹ năng cá nhân, xã hội và học tập.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0912 986 793

Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here