Cách phát âm chuẩn “n – l” bạn nên biết

Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện. Dựa trên tác động yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Chỉ cần có một trục trặc nhỏ phát sinh trong quá trình hình thành ngôn ngữ cũng sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ. Điển hình là ngọng.

lam-sao-de-sua-ngong
lam-sao-de-sua-ngong

Nhưng liệu bạn có bao giờ tự hỏi, nguyên nhân nào khiến bạn bị như vậy. Và liệu có phương pháp nào giúp bạn phân biệt âm n – l đúng chuẩn không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời cho việc làm thế nào để phát âm chuẩn n – l.

Những lý do khiến bạn dễ phát âm nhầm “n – l”

Có 2 nguyên nhân chính khiến bạn dễ nhầm lẫn khi phát âm chữ “l” và “n”.

Ngọng sinh lý

Cụ thể, cơ quan phát âm của bạn có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi, khớp cắn ngược, răng mọc lệch có nhiều khe hở… nên khiến bạn khi phát âm bị sai, không rõ.

Thói quen khi nói

khi còn bé, lúc học nói – bạn sống và tiếp xúc với những người bị nói ngọng nên dần hình thành thói quen. Sau này, bạn nói sai cũng không hề hay biết.
noi-ngong-do-thoi-quen
noi-ngong-do-thoi-quen
Hoặc do đôi khi trêu đùa, bạn cố tình nói lẫn lộn giữa chữ “n”, “l” – dần dần bạn quen miệng và nói nhầm giữa hai chữ này.

Cơ chế phát âm chuẩn n – l

Cơ chế phát âm đúng chữ “N”

  • Định vị: Phần trước lưỡi bẹt ra nâng lên dính xát với phía hàm trên, mép lưỡi bịp kín với hàm răng rên, không cho hơi ra ngoài miệng. khoang miệng hẹp, mép hơi nhành ra hai bên.
  • Cách tạo thanh: Thổi hơi từ cổ ra ngoài mũi (hơi tuyệt đối không qua được miệng, vì mép lưới bịt kín với hàm răng trên). Khi đã đạt được luồng hơi qua mũi, làm rung không khí khoang mũi và tạo ra âm thanh thì đột ngột bật lưỡi xuống. Khi đó luồng hơi mới thoát ra ngoài qua miệng.
  • Khoang tạo thanh: Quá trình cấu âm, chủ yếu luồng hơi qua mũi làm rung hơi trong khoang mũi tạo nên âm thanh. Vì vậy âm “N” là âm mũi.
  • Mức độ tham gia của dây thanh: Dây thanh rung rất mạnh nên gọi là âm vang.

Cơ chế phát âm đúng chữ “L”

  • Định vị: Đầu lưỡi nhọn ra nâng lên đặt xát với phía sau lợi răng cửa của hàm trên, mép lưỡi thõng xuống để hơi có thể thoát ra ngoài qua hai bên mép lưỡi. Hàm dưới hơi hạ xuống để khoang miệng rộng ra cho đầu lưỡi nâng cao, miệng mở rộng.
  • Cách tạo thanh: Thổi hơi từ trong cổ ra ngoài miệng (hơi tuyệt đối không qua mũi). Khi đã đạt được luồng hơi qua miệng, làm rung không khí trong khoang miệng và tạo ra âm thanh thì đột ngột bật đầu lưỡi xuống. Khi đó luồng hơi ào ra ngoài qua miệng.
  • Khoang tạo thanh: Trong suốt quá trình cấu âm, luồng hơi qua miệng làm rung không khí trong khoang miệng, tạo nên âm thanh. Vì vậy âm “L” là âm miệng.
  • Mức độ tham gia của dây thanh: Dây thanh rung rất mạnh nên gọi là âm vang.

Phương pháp phát âm chuẩn n – l

Bước 1: Đặt lưỡi vào đúng vị trí

Chữ N: Đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên vòm cứng. Lúc này miệng hơi mở, khi nói, lưỡi cứng và bật nhẹ đầu lưỡi xuống. Luồng hơi từ họng đi qua hai lỗ mũi tạo thành âm N (nờ).

sua-ngong-am-n
sua-ngong-am-n

Chữ L: Đầu lưỡi đặt ở chân răng hàm trên, lúc này miệng hơi mở. Khi nói, bạn uốn nhanh đầu lưỡi cong lên, bật mạnh và rơi tự do xuống. Luồng hơi từ họng đi qua hai mép lưỡi tạo thành âm L (lờ).

sua-ngong-am-l
sua-ngong-am-l

Bạn phát âm thử và dùng tay kiểm tra phần khí thoát ra. Nếu thấy phần khí thoát ra không đúng như trên thì điều chỉnh lại cách đặt lưỡi.

Bước 2: Phát âm nhiều lần với hai âm trên

Lúc đầu, bạn phát âm âm L, N với tốc độ chậm, sau đó nhanh dần. Sau khi phát âm từng âm vị, bạn phát âm đổi chỗ xen kẽ L, N – N, L. Tốc độ đọc chậm rồi nhanh với mục đích tăng sự linh hoạt nơi đầu lưỡi.

Bước 3: Luyện phát âm tiếng, từ có chứa âm n, l

– Ban đầu, bạn luyện với từ ngắn Nờ/ Lờ – Nên/ Lên – Nin/Lin, Nê/ Lê… sau đó dần ghép vào từ có phụ âm đầu N, L mà vần giống nhau.
Ví dụ: Lặng/nặng hoặc Lăng/năng
Lặng: lặng lẽ, thầm lặng, lặng thinh; Nặng: gánh nặng, dấu nặng, nặng nhọc.
Lăng: Lăng mộ, cây bằng lăng, lăng xăng; Năng: năng khiếu, năng động, năng lực, năng suất.
– Khi đã quen dần, bạn chọn câu văn, thơ, đoạn văn có nghĩa hấp dẫn, hay, vui vẻ, hài hước để luyện tập.
Ví dụ: – “Luyện tập nói lời hay, làm ý đẹp” hoặc “Lúc nào lên núi lấy nứa về làm nón nên lưu ý nước lũ”…
– Hoặc nếu yêu âm nhạc, bạn cũng có thể luyện tập với lời bài hát có từ ngữ chứa âm L, N.
Bạn hoàn toàn có thể luyện tập phát âm mọi lúc mọi nơi như kết hợp với thể dục buổi sáng, khi đi dạo chơi, đọc báo… Đây là một những điều kiện thuận lợi nhất giúp cho việc luyện phát âm chuẩn L, N của bạn thành công.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93      Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn:tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here