Người bị Rối loạn Đa nhân cách sẽ xuất hiện các khoảng trống trong kí ức mà nhân cách chính không ý thức được mình đã làm gì trong thời gian đó. Những nhân cách phụ xuất hiện có các thuộc tính tâm lý trái ngược với nhân cách ban đầu. Điều này gây ra rất nhiều rắc rối cho người bệnh.
Vậy, liệu người mắc bệnh đa nhân cách có giết người hàng loạt như trong phim truyện không?
- Rối loạn đa nhân cách có giết người?
Hoàn toàn không. Một số bộ phim lẫn lộn triệu chứng giữa hai bệnh Tâm thần phân liệt hoang tưởng và Đa Nhân Cách. Triệu chứng Tâm thần phân liệt hoang tưởng là thường nghe thấy một giọng nói khác trong đầu mình mang đầy vẻ tiêu cực; Công kích; Và nghi ngờ kẻ khác; Cho rằng tất cả mọi người đều mang ý xấu. Nó khiến cho bệnh nhân làm ra hành vi tổn thương người khác như đánh nhau; Chửi bới; Hoặc thậm chí giết người. Vì người bệnh Tâm thần phân liệt nghe tiếng nói khác vang lên trong đầu. Họ nghĩ rằng mình có một nhân cách khác mà không biết rằng tiếng nói ấy chỉ là ảo tưởng. Đây có thể là hệ quả của sự rối loạn nội tiết tố, hoặc rối loạn thần kinh.
Vì sự hiểu làm này mà nhiều năm về trước; Bệnh Đa Nhân Cách từng được cho là một dạng khác của bệnh Tâm Thần Phân Liệt nhưng thực tế hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Thế cho nên Đa Nhân Cách đã được dời ra khỏi mục Tâm thần phân liệt và được xếp vào Rối loạn tách rời nhận thức. Người mắc bệnh rối loạn Đa Nhân Cách hầu như không hề biết được sự tồn tại của các nhân cách khác. Họ chỉ biết khi họ đi khám và được nhân viên trị liệu cho biết. Hơn nữa, chưa có trường hợp bệnh nhân Đa Nhân Cách nào giết người. Vì căn bản sự hình thành của các nhân cách này là để bảo vệ chứ không phải gây tổn hại. Đó là một kiểu trốn chạy khỏi hiện thực của nhân cách chính.
Bệnh Rối loạn đa nhân cách có phổ biến?
Người thực sự mắc bệnh Đa Nhân Cách không nhiều. Thế nên nhiều nhà nghiên cứu mới tranh luận rằng Đa Nhân Cách không thật sự tồn lại mà nó giống như là sự nhập vai (role enactment) thì hơn. Lý do những nhà nghiên cứu này đưa ra là tỷ lệ mắc bệnh Đa Nhân Cách giảm mạnh khoảng giữa những năm 1990 (sau khi bộ phim Sybil ra đời một khoảng thời gian). Và bệnh Đa Nhân Cách chỉ được chẩn đoán ở Mỹ và Canada, còn những nước khác trên thế giới thì rất hiếm. Điển hình là chỉ có 1 trường hợp ở Anh được ghi nhận trong 25 năm trở lại.
Triệu chứng bệnh cũng khác nhau trên những bệnh nhân khác nhau. Theo nghiên cứu của Cộng đồng Nghiên cứu Chấn thương và Phân tách tâm lý Quốc tế, thì căn bệnh này tồn tại trong khoảng 1% cho tới 3% dân số toàn cầu, 1% cho tới 5% bệnh nhân tâm thần nội trú tại Châu Âu và Bắc Mỹ mắc chứng này. Bắc Mỹ cũng là nơi xuất hiện những trường hợp mắc chứng Đa nhân cách này nhiều nhất.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bệnh Đa Nhân Cách không thực sự tồn tại. Đó là sự ảnh hưởng của nhà tâm lý trị liệu lên người bệnh.
Martin Orne, nhà tâm lý học trị liệu và thôi miên nổi tiếng trên toàn thế giới đã thử “bẫy” Kenneth Bianchi hay còn gọi là “Kẻ thắt cổ vùng Hillside” (Hillside Strangler). Hắn đã siết cổ và giết chết 27 cô gái. Khi đưa ra tòa, các bằng chứng đều chỉ tội hắn nhưng hắn lại bảo mình có những lúc không nhớ gì và có khoảng trống trong ký ức về những đêm mà hắn phạm tội. Vì thế bên công tố đã chỉ định một nhà sức khỏe tâm lý khám cho hắn. Khi viên tâm lý này khám; Hắn ta thì nói “Tôi đã nói chuyện với Ken rồi, nhưng tôi nghĩ có một phần khác của Ken (gọi tắt của Kenneth) mà tôi chưa nói chuyện cùng”. Thế là Bianchi bảo rằng mình không phải là Kenneth mà là Steve; Steve thì ghét Ken, và Steve chính là người giết 27 cô gái kia.
Kenneth Bianchi tại tòa án xét xử
Có rất nhiều chuyên gia tranh cãi rằng triệu chứng Đa Nhân Cách của hắn không có thật. Orne đã kiểm tra bằng cách giả vờ gợi lên một triệu chứng mới cho Bianchi.
Ông nói với hắn ta rằng, “Nếu cậu bị mắc Đa Nhân Cách thật thì cậu nên có một nhân cách thứ ba”. Vì khi được khám bởi nhà sức khỏe tâm lý thì Bianchi chỉ có nhân cách thứ hai tên là Steve. Nếu hắn ta thực sự đang giả bệnh thì hắn sẽ tự tạo cho mình một nhân cách thứ ba. Tất nhiên, nhân cách thứ ba, Billy, xuất hiện khi Bianchi bị “thôi miên”. Khi bị thôi miên, hắn ta làm theo sự gợi ý của Orne là hãy tưởng tượng vị luật sư của hắn đang ở trong phòng. Bianchi còn thực sự bắt tay với vị luật sư tưởng tượng đó. Đây là một hành vi cực kỳ không bình thường với những người bị thôi miên.
Và tất nhiên. Và thế là Orne kết luận rằng Bianchi không mắc chứng Đa Nhân Cách. Theo Orne, hắn mắc chứng Rối loạn nhân cách phản xã hội. Người mắc bệnh hay giả dối, xâm phạm lợi ích người khác để trục lợi cho bản thân… Lý do “bị điên” của Bianchi bị từ chối và hắn bị kết tội giết người.
Từ câu chuyện phía trên chúng ta có thể thấy rằng chuyên viên chữa trị có thể tác động lên bệnh nhân bằng những câu hỏi “dẫn đường” sai lầm như thế nào. Có nhiều trường hợp bệnh nhân không thực sự mắc Đa Nhân Cách; Nhưng bởi vì họ muốn đáp lại sự kỳ vọng của chuyên viên chữa trị mà tự bắt buộc bản thân thể hiện những triệu chứng giống Đa Nhân Cách.
Có sự trao đổi giữa các nhân cách khác nhaucủa bệnh nhân rối loạn đa nhân cách không?
Có thể có sự giao lưu giữa các nhân cách phụ. Nhưng hầu như không có sự liên lạc giữa nhân cách phụ và chính trước khi được chữa trị. Bệnh nhân không hề biết đến sự tồn tại của các nhân cách khác. Chỉ có sự “liên lạc” khi đến khám tại các chuyên gia tâm lý và được họ cho biết. Thế nên việc bỗng dưng nghe được giọng nói; Tự trò chuyện trong đầu xảy ra trước khi người bệnh gặp chuyên viên tâm lý và chẩn đoán thì nó giống như triệu chứng bệnh Tâm thần phân liệt hơn.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu; Chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn Mail: tamlyachau@gmail.com
Nguồn: tamlyachau.vn