Dạy trẻ học tập kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Kỹ năng lắng nghe ở trẻ vô cùng quan trọng, hai hoạt động nghe và lắng nghe không hoàn toàn giống nhau, kỹ năng lắng nghe là một quá trình tập trung chủ động vào âm thanh, trong khi nghe là sự tiếp nhận âm thanh một cách thụ động.

NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC LẮNG NGHE KHÔNG HIỆU QUẢ

Lắng nghe có liên quan trực tiếp tới khoảng thời gian chú ý, bởi vì đòi hỏi khả năng và mong muốn chú tâm đến âm thanh. Lắng nghe không tốt có thể bắt đầu ở bất kỳ lứa tuổi nào vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn sức khỏe không tốt, tai nạn, thay đổi lối sống nhiều hoặc căng thẳng.

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

Dạy trẻ kỹ năng lắng nghe từ độ tuổi sơ sinh

Khi bé còn trong bụng mẹ, nhịp điệu của âm thanh cơ thể người mẹ. Giọng của mẹ và âm nhạc nhẹ nhàng sẽ tạo được sự thoải mái, an toàn cho bé. Với trẻ sơ sinh, những bài hát ru, băng ghi lại nhịp tim của mẹ. Sẽ tạo cho bé sự thoải mái và an toàn như khi bé vẫn còn ở trong tử cung của mẹ.

RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG LẮNG NGHE THEO THỜI GIAN

Khi bé lớn  hơn, hãy dành thời gian để lắng nghe những loại nhạc êm dịu cùng với bé. Một số cha mẹ chơi nhạc cổ điển hoặc đọc những truyện trẻ em cho bé nghe. Thậm chí là cho cả bé sơ sinh nữa. Nhạc và giọng của cha mẹ khi đọc sẽ làm xoa dịu, dỗ dành bé rất hiệu quả.
Gọi tên và chạm vào vai bé khi bạn bắt đầu nói để giúp bé tập trung vào tiếng nói của bạn.
Quan sát bé khi bạn nói và lắng nghe khi bé nói. Ngồi sát bên bé là điều đặc biệt quan trọng đối với những bé có khả năng nghe kém.

Giúp trẻ tập trung chú ý

Cha mẹ tôn trọng một số nguyên tắc để dạy trẻ kỹ năng lắng nghe

Đừng bao giờ ngắt lời. Bạn đang dạy cho bé hiểu rằng con người có quyền được lắng nghe. Bé cần biết rằng bạn sẽ lắng nghe mà không bình phẩm. Lặp lại và mở rộng vấn đề mà con của bạn đã nói mà không đề cập đến việc giọng của bé có rõ hay không. Hãy khen ngợi những âm thanh mà bé tạo ra.
Bé vẫn thường thủ thỉ, bập bẹ và tạo ra những âm thanh khó hiểu trong quá trình bé học nói. Hãy đáp ứng với những âm thanh này ngay lập tức. Để cho bé hoàn tất chuỗi âm thanh. Và sau đó sẽ lặp lại để hoàn thiện hơn khả năng ngôn ngữ của mình. Bé cũng nhận biết được rằng bạn đang lắng nghe và rằng giọng nói có quyền năng rất lớn.
Mỗi ngày nên dành thời gian lắng nghe đặc biệt đối với bé. Lúc này, bạn cần kiểm soát mức độ ồn trong nhà. Tắt radio, TV, máy hút bụi, nước chảy và những âm thanh khác.

Thường xuyên khích lệ trẻ rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Có thể đặt ra một bài hát đặc biệt cho bé – theo điệu riêng của bạn hoặc dùng một giai điệu nổi tiếng với lời của bạn.  Nếu có thể, hãy cử động bàn tay, bàn chân và cơ thể bé theo nhịp bài hát. Trong thời gian lắng nghe, bạn có thể nói theo nhịp điệu. Gõ trên một đồ vật ở gần bé hoặc vỗ tay: “Xin chào, bạn có khỏe không? Tên tôi là Bố. Còn đây là Mẹ…”

Khích lệ những thành viên khác trong gia đình dành thời gian để lắng nghe bé. Nói với bé bất cứ lúc nào bé thức. Mô tả cho bé những gì bạn nghe, thấy và sờ. Nếu bé ăn chung cùng với gia đình, mô tả mùi, vị và tính chất của thức ăn cho bé nghe.

DÙNG PHIM ẢNH, ÂM NHẠC GIÚP TRẺ LẮNG NGHE TỐT HƠN

Nếu người khác chăm sóc con của bạn trong ngày, có thể tạo ra một băng video hoặc audio (hình hoặc tiếng) ghi lại cảnh bạn và các thành viên khác trong gia đình nói hoặc hát một điều gì đó có tính chất cá nhân đối với bé để cho người chăm sóc mở băng này vài lần trong ngày. Bằng cách này, bé sẽ có cơ hội trông thấy người thân cả ngày.
Đọc và kể chuyện là cần thiết đối với sự phát triển khả năng ngôn ngữ và lắng nghe của bé. Bạn nên đọc những truyện ngắn ở cấp độ quan tâm của bé.
Gọi tên những món đó để bé tìm trong một phòng, sau đó mở rộng hai món trong một phòng và rồi đến một món trong một phòng và một món thứ hai ở trong một phòng khác.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24- Nguyễn Khuyến -Văn Quán- Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93  Web: http://tamlyachau.vn/  Mail: tamlyachau@gmail.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here