Trầm cảm là căn bệnh gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và cảm xúc. Có khoảng 6% phụ nữ mắc chứng trầm cảm vào một khoảng thời gian nào đó trong cuộc sống. Con số này tăng lên là 10% đối với phụ nữ mang thai. Và đặc biệt, có thể xảy ra hiện tượng trầm cảm truyền từ mẹ sang con gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Nguy cơ phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai và vài tháng sau sinh con là rất cao. Trong thai kỳ, những thay đổi nội tiết tố gây ảnh hưởng đến não bộ, gây ra lo âu, buồn phiền và cuối cùng dẫn đến trầm cảm. Không may mắn là đôi khi bà bầu không hề nhận ra rằng mình đang chán nản, có dấu hiệu bị bệnh. Đơn thuần, họ chỉ nghĩ rằng đó chỉ là chút thay đổi trong thai kỳ hoặc một số cảm giác chung mà mẹ nào cũng trải qua sau sinh.
Dấu hiệu trầm cảm
Bệnh diễn ra từ từ và mất thời gian, mỗi người có triệu chứng khác nhau. Bệnh có thể ở mức nhẹ, trung bình hoặc nặng. Một số dấu hiệu thường gặp:
-Thay đổi trong sở thích ăn uống: Ăn quá cay, chán ăn.
-Thay đổi thói quen ngủ nghỉ: Khó ngủ, ngủ li bì.
-Thiếu năng lượng, ì ạch, mệt mỏi.
-Cảm thấy buồn chán, thất vọng, vô dụng.
-Khóc không rõ lý do.
-Mất hứng thú, niềm vui trong các hoạt động yêu thích từ trước.
Thực tế, các bà mẹ bị trầm cảm thường gặp khó khăn khi chăm sóc em bé của mình. Họ thường để mặc em bé khóc và không muốn dành thời gian cho con.
Trầm cảm gây ảnh hưởng đến mẹ bầu
Mẹ bầu bị trầm cảm sẽ không thể tự chăm sóc bản thân mình khi mang thai. Hơn nữa, bệnh còn có thể tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân. Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm trong thai kỳ, hiển nhiên sẽ lan truyền sang thời gian sau sinh, làm mức độ nghiêm trọng cao hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và mối liên kết giữa bạn và con.
Tràm cảm truyền từ mẹ sang con
Trầm cảm có thể điều trị, nếu để trầm cảm truyền từ mẹ sang con sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý và sự phát triển của con trẻ. Thông thường, các bà mẹ trầm cảm gặp khó khăn khi chăm sóc con. Họ lúc thì yêu thương lúc lại bực dọc, quát mắng, phản ứng tiêu cực với con.
Trẻ em là tờ giấy trắng, sự phát triển về tâm lý và tình cảm của bé thường là tấm gương phản chiếu hình ảnh ba mẹ. Vì vậy, chỉ khi mẹ yêu thương và săn sóc theo lẽ tự nhiên, bé cũng vì thế mà lớn lên trong sự an toàn và tin tưởng. Ngược lại, nếu bị ảnh hưởng bởi bệnh trầm cảm từ mẹ, bé sẽ trở nên căng thẳng, rối loạn tâm lý và hành vi ứng xử.
Tùy vào độ tuổi của trẻ mà trầm cảm có thể gây tác động như thế nào.
Với trẻ sơ sinh, trầm cảm truyền từ mẹ sang con có thể khiến bé:
-Không cảm giác được mối dây liên kết tình mẹ con, khó chịu khi ở cùng mẹ.
-Quấy khóc khi ngủ, khó ngủ.
–Chậm phát triển
-Thường xuyên bị đau bụng.
-Không muốn giao tiếp, nói chuyện.
-Trở nên thụ động.
Với trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo, dấu hiệu lại thay đổi:
-Không có tính độc lập.
-Nhút nhát, không muốn giao tiếp với người khác.
-Không nghe lời, ít chấp hành kỷ luật.
-Khó bảo, dễ nối nóng.
-Học kém.
Với trẻ đã đi học, dấu hiệu trầm cảm truyền từ mẹ sang con lại là:
-Luôn gặp rắc rối trong hành vi, ứng xử.
-Học kém.
-Nguy cơ cao mắc chứng tăng động hoặc tự kỷ..
-Luôn lo âu, dẫn đến rối loạn tâm lý.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn Mail: tamlyachau@gmail.com
Nguồn: tamlyachau.vn