Áp lực của học sinh cuối cấp 3

Lớp 12 là bước đệm để ta bước vào xã hội, là ngưỡng cửa đầu đời để các bạn trẻ rèn luyện tính tự lập. Chính vì vậy, đây là giai đoạn các bạn trẻ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt về mặt tinh thần. Nếu những áp lực của học sinh cuối cấp 3 không được giải quyết kịp thời. Có thể gây ra sự lệch lạc trong việc định hướng tương lai sau này của các em.

Áp lực của học sinh cuối cấp 3 là gì?

Áp lực của học sinh cuối cấp 3 xét trên khía cạnh sinh học

Ở độ tuổi này, các em vẫn chưa phát triển hoàn thiện về mặt sinh học. Vẫn có những rối loạn nhất định về thể chất khiến các em khó có thể tập trung vào việc học tập.

ap-luc-cua-hoc-sinh-cap-3
ap-luc-cua-hoc-sinh-cap-3

Áp lực của học sinh cuối cấp 3 xét trên khía cạnh tâm lý

Áp lực từ bài vở

Bước sang lớp 12, học sinh phải chạy nước rút để chuẩn bị cho kì thi đại học. Khối lượng bài tập vượt trội khiến nhiều học sinh không thể thích nghi kịp. Có nhiều em chưa tìm ra cho mình những phương pháp học phù hợp nên cảm thấy quá sức với bài tập được giao. Cùng với đó là việc giải đề, làm đề liên tiếp cùng các kì thi thử khiến các em luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Các em có kì vọng lớn vào kết quả của mình nên nếu không đạt được kết quả mong muốn. Nhiều em có thể bị shock.

ap-luc-bai-vo
ap-luc-bai-vo

Áp lực của học sinh cuối cấp 3 xuất phát từ gia đình, thầy cô

Cha mẹ luôn đặt rất nhiều kì vọng vào con cái. Nhưng không biết rằng điều này có thể tạo áp lực rất lớn cho con của mình. Cha mẹ hi vọng con có thể có kết quả học tập cao, đỗ vào trường tốt để tương lai của con được rộng mở hơn. Tuy nhiên, cha mẹ lại không xét đến liệu con mình có năng lực đạt được kết quả đó hay không.

Nhịp sống hối hả đã cuốn các bậc phụ huynh vào vòng xoáy của công việc và bạn bè. Những lo toan công việc khiến họ không có đủ thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái. Khá nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự hiểu con mình muốn gì, cần gì từ cha mẹ. Nghĩ rằng con mình chỉ cần có vật chất đầy đủ là được. Nên nhiều gia đình để cho con quá thoải mái về kinh tế và hành động. Cũng có nhiều trường hợp gia đình khá giả sợ con hư, dễ mặc vào các tệ nạn xã hôi nên bắt các em chỉ ở nhà…

Thầy cô cũng luôn hi vọng học sinh của mình đạt kết quả cao trong học tập, cho các em làm thật nhiều bài tập, nhiều đề. Chính những việc này đã tạo nên áp lực lớn về việc phải đạt kết quả cao cho các em học sinh. Khiến các em rơi vào trạng thái bất ổn và có thể không phát huy được năng lực của bản thân trong kì thi.

Áp lực của học sinh cuối cấp 3 xuất phát từ môi trường xã hội

Xã hội phát triển kèm theo đó là nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà xuất hiện ngày càng nhiều. Mặt trái của cơ thể thị trường đã tác động tiêu cực tới nhận thức của các em. Dẫn tới lối sống ích kỷ, buông thả, đua đòi. Tâm lý thích hưởng thụ tạo ra những hiện tượng lệch lạc trong suy nghĩ và hành động của các em. Một số lượng không nhỏ các học sinh dù đang ngồi trên ghế nhà trường cũng dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93      Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here